Làm gì để đột phá kinh tế đêm?
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nhằm tháo gỡ cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố, cơ quan này đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành 2 văn bản gồm: Kế hoạch số 5776 ngày 26.9.2024, quyết định số 5013 ngày 5.11.2024 về triển khai thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho tổ chức, cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM.Mục tiêu ban hành nhằm thực hiện các nội dung công việc chính để cải cách thủ tục hành chính về đăng ký, cấp sổ đỏ. Thực hiện rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp sổ đỏ.Xác định rõ nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến việc chưa hoàn thành công tác cấp sổ đỏ từ đó phân nhóm, phân loại, thống kê số liệu, danh sách dự án cụ thể theo từng nhóm, đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo kế hoạch, lộ trình và thời gian cụ thể.Chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất và đồng bộ từ thành phố đến quận, huyện, TP.Thủ Đức để giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đánh giá toàn diện về tình hình phát triển cũng như công tác cấp sổ đỏ tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố kể từ khi dự án được cấp phép đầu tư xây dựng đến khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và cấp sổ đỏ liên quan đến công tác cấp sổ đỏ tại các dự án nhà ở thương mại...Đến nay, thống kê kết quả tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố của tổ công tác thành lập theo Quyết định số 5013 đã có 12 cuộc họp được tổ chức để bàn hướng tháo gỡ khó khăn cho 66 dự án, với 37.214 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel, một tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ, 655 ô đậu xe ô tô, 218 ô thương mại dịch vụ.Kết quả tháo gỡ đã có 41/66 dự án đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 27.575 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel, 655 ô đậu xe ô tô, một tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ.Như vậy, trong tổng số khoảng 81.000 căn nhà chưa được cấp sổ đỏ được thống kê hồi tháng 4.2023, sau nhiều đợt Sở Tài nguyên và Môi trường "ra quân" tháo gỡ khó khăn cho các dự án thì đến nay trên toàn địa bàn TP.HCM còn khoảng 10.000 căn nhà chưa được cấp sổ đỏ. Dự kiến cuối năm 2025, thành phố sẽ hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho số căn nhà còn lại. Tuy nhiên, đây là con số thống kê từ kể từ tháng 7.2014 đến hết tháng 4.2023, hiện đã phát sinh thêm nhiều dự án mới vẫn chưa được cấp sổ đỏ cần thành phố tiếp tục tháo gỡ.'Ô tô cóc' Toyota Wigo tạt đầu 'cà khịa' xe khác ở tốc độ hơn 100 km/giờ
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Vì sao MV tiền tỉ của Tuấn Hưng ‘bay màu' trên YouTube?
Tổng thống Aoun cho biết ông Salam đã nhận được 84 trong tổng số 128 phiếu ủng hộ tại quốc hội. Ông Aoun đã triệu tập ông Salam và giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới. Ông Salam đang ở nước ngoài và dự kiến trở về Li Băng vào ngày 14.1, Reuters đưa tin.Phát biểu trước báo chí ngày 13.1, tổng thống Li Băng nói rằng ông kỳ vọng quá trình lập chính phủ sẽ diễn ra suôn sẻ và sớm nhất có thể. Trước khi có quyết định về nhân sự lãnh đạo mới, ông Najib Mikati đã giữ chức thủ tướng lâm thời Li Băng trong hơn 2 năm.Theo Reuters, việc lựa chọn ông Salam nêu bật sự thay đổi cán cân quyền lực giữa các nhóm chính trị tại Li Băng, khi lực lượng Hezbollah tại Li Băng được cho là bị giảm ảnh hưởng sau hơn 1 năm giao chiến với Israel. Một số nhà lập pháp Li Băng là thành viên Hezbollah mong muốn ông Mikati tiếp tục làm thủ tướng.Ông Nawaf Salam, 72 tuổi, là chánh án Tòa án Công lý Quốc tế từ tháng 2.2024. Ông xuất thân từ gia đình chính trị có tiếng tại thủ đô Beirut, Li Băng. Ông có chuyên môn về luật và khoa học chính trị và từng có thời gian học tại Đại học Harvard (Mỹ) và Viện nghiên cứu chính trị Paris (Pháp). Ông là đại sứ Li Băng tại Liên Hiệp Quốc vào năm 2007.Hồi tháng 7.2024, khi đang giữ chức chánh án ICJ, ông thông báo cơ quan này ra phán quyết cho rằng việc Israel hiện diện trên những lãnh thổ của người Palestine là vi phạm và yêu cầu rút khỏi những nơi này. Tuy nhiên, phán quyết không mang nhiều giá trị ràng buộc và Israel coi quan điểm của ICJ là "dối trá".
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Ba công thức nấu trà sữa trân châu dễ làm để uống trong những ngày nắng nóng
Sáng 11.1, thông tin từ UBND xã Hải An (H.Hải Lăng, Quảng Trị) cho biết đã phát hiện thi thể của ngư dân địa phương bị mất tích 10 ngày trước đó khi đang đánh bắt hải sản.Trước đó, vào ngày 1.1, nhóm 3 ngư dân gồm M.V.N (46 tuổi), L.X.T (48 tuổi) và N.V.T (47 tuổi, cùng trú tại thôn Đông Tân An, xã Hải An) đánh bắt hải sản cách bờ biển khoảng 4 km. Trong lúc đánh bắt, ngư dân N.V.T bị dây neo vướng vào chân và rơi xuống biển, mất tích. Sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tổ chức tìm kiếm nhiều ngày liền nhưng không tìm thấy ngư dân N.V.T.Đến sáng nay (11.1), thi thể của ngư dân N.V.T mới được phát hiện tại bờ biển thuộc thôn An Dương 2 (xã Phú Thuận, H.Phú Vang, TP.Huế).Hiện tại, thi thể ngư dân T. đã được bàn giao cho gia đình để đưa về quê tổ chức mai táng theo phong tục địa phương.